Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Bệnh nám da Nguyên nhân và cách chữa trị


Bệnh nám da Nguyên nhân và cách chữa trị



    Nám da là một hội chứng phức tạp. Ðó là những đốm nụm đỏ lan tỏa dần trên má, trên mũi. Dần dần về sau, những mạch máu li ti xuất hiện tạo thành vết màu đỏ kém thẩm mỹ trên da mặt.
Nguyên nhân gây nám :
   Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, thông thường do di truyền, đôi khi còn do rối loạn nội tiết, kinh nguyệt hoặc cảm xúc... Thuốc để trị nám trên thị trường hiện nay rất hiếm và không thể là những thuốc dùng trị nám thật sự. Mặt khác, nám da còn do những nguyên nhân cụ thể khác thường gặp như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thiếu rau quả tươi, phơi nắng nhiều; uống thuốc, bôi các thuốc hoặc mỹ phẩm gây nhạy cảm ánh sáng; dùng thuốc lột da mặt, trị nám không đúng cách, đi nắng không đội mũ ...
Cách phòng chống :
   Theo các bác sĩ về da liễu, cách chữa trị nám da tốt nhất là phòng ngừa nó.
   Khi bị nám việc đầu tiên là đi khám bác sĩ chuyên môn để xác định nguyên nhân và chỉ khi nào định đúng nguyên nhân để chữa thì mới có thể trị hết nám. Dù cơ thể con người có khả năng tự điều chỉnh, tự giải độc chữa trị cho các rối loạn ở da, nhưng nếu không tránh nắng và ăn nhiều rau quả tươi, mà chạy chữa bằng mỹ phẩm hoặc thuốc thì những tác dụng phụ lại gây nám thêm.
   Biểu hiện ban đầu của nám da là các lớp biểu bì bị nhiễm sắc hoặc bị hư hủy do bức xạ mặt trời hoặc do dị ứng gây cảm quang... Do đó, khi thấy da bắt đầu bị nhiễm sắc, cần tránh nắng tuyệt đối một thời gian để da phục hồi. Nếu da mặt bạn thuộc loại da nhạy cảm, rất dễ bị nám. Vì vậy cần chăm sóc một cách cẩn thận, đi nắng phải đội nón hoặc bôi kem chống nắng khi tắm biển, đặc biệt nên ăn nhiều rau quả tươi. Uống các thuốc gây cảm quang (nhạy cảm với nắng) như tetracyclin, doxicilin, sulfamid... mà phơi nắng, không đội mũ rộng vành rất dễ bị nám da.
   Bôi nhiều mỹ phẩm cũng có nguy cơ gây cảm quang... Các hoá chất được dùng nhiều trong các mỹ phẩm làm trắng da, chống nám... đều chứa lượng chất tẩy mạnh, có thể lúc mới dùng da được tẩy trắng trông rất đẹp, nhưng dùng một thời gian lâu, càng ngày da càng bị bào mòn, lớp da non sẽ hiện lên, nếu đi nắng rất dễ bị nám da; đồng thời trong kem có hàm lượng thủy ngân nhỏ có thể gây teo da, nếu dùng lâu da mặt sẽ nám vĩnh viễn.   
    Có khả năng làm giảm được vết nám của bạn bằng phương pháp lột da mặt, sử dụng bọt carbonique nhưng phương pháp này đòi hỏi phải có một chế độ phòng ngừa nắng một cách nghiêm ngặt trong vòng 3 tháng và người ta gọi phương pháp này là 5 ăn 5 thua. Nếu bạn cảm thấy mình có đảm bảo rằng không đi ra nắng trong vòng 2 - 3 tháng thì mới có thể dùng đến biện pháp lột da mặt, bằng không chớ nên áp dụng vì có thể sẽ làm da bạn bị nám vĩnh viễn.
Những điều cần tránh khi bị nám :
   Tuyệt đối không bôi thuốc hoặc mỹ phẩm cho dù thuốc hoặc mỹphẩm đó đã được kiểm nghiệm qua một số người sử dụng mà không bị dị ứng hay bị tác dụng phụ nào.
   Cẩn thận trong việc ăn uống : có những thức ăn làm sung huyết trên da, do đó sẽ làm các vết nám trở nên trầm trọng hơn. Cần tránh rượu, bia và các gia vị gây nóng. Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, chơi thể thao đều đặn và tránh nắng.
   Ðối với nám do thuốc, mỹ phẩm, do nám nắng lâu ngày thì không mấy hiệu nghiệm. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn phòng chống thì dần dần những vết nám sẽ nhạt dần và biến mất. Tuyệt đối không dùng những loại mỹ phẩm, thuốc trị nám bán ngoài thị trường mà trên bao bì sản phẩm không ghi thành phần. Vô số người bị nám vĩnh viễn vì đã dùng qua các kem chứa adrenocorticiod như Topsyne, Cortibion, Celestoderme, Topgene, Betamethasone, Synalar, Valisone, Flucinar... như là mỹ phẩm thoa mặt. Kết quả là da mặt bị teo, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng, mất sức đề kháng khiến da bị nám...

Lâu nay nhiều người đã biết đến lợi ích của việc ăn sữa chua, bởi lẽ trong quá trình lên men có sự tham gia của hàng triệu các vi khuẩn có lợi, cho nên sữa chua là một trong những thức ăn rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt cho hệ tiêu hoá.

Bên cạnh đó bạn có thể hoàn toàn hài lòng khi dùng sữa chua để chăm sóc da (đặc biệt là da khô).
Axit lactic trong sữa chua làm cho da mềm, mịn căng và làm se lỗ chân lông. Nó cũng có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ da. Các vi khuẩn lên men chua còn có khả năng tiết ra chất kháng sinh tự nhiên giúp việc tái tạo da một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp một người rất hiếm khi tiếp xúc với nắng, thế nhưng vẫn bị nám da. Tình trạng này là do sự rối loạn chức năng của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, hoặc là trạng thái tinh thần căng thẳng lâu ngày gây ra.
Chữa nám như thế nào?
Các chuyên gia thẩm mỹ khuyên rằng, để việc điều trị nám có kết quả tốt cần phải trải qua các bước sau: Loại nám trên bề mặt da; giải quyết triệt để nguyên nhân gây nám từ bên trong; tái tạo và phục hồi làn da mới, và duy trì kết quả trong một thời gian dài sau đó bằng chính chế độ chăm sóc và bảo vệ da của khách hàng.
Khác biệt hẳn so với mọi phương pháp trị nám truyền thống trên thị trường. công nghệ " Trị Nám An Toàn" được đánh giá rất cao nhờ khả năng loại bỏ nám siêu tốc vì đã tác động và khống chế được tất cả các nguyên nhân gây nám ờ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Phương pháp này sẽ trải qua các công đoạn như sau:
Trị nám bên trong bằng công nghệ tiêu độc tố và trị liệu tinh thần - ánh sáng đa năng Blue Light
Dựa trên nguyên lý tác động vào các hạch bạch huyết trong cơ thể đế đào thải chất cặn bã và độc tố ra ngoài, phương pháp này sẽ dùng ánh sáng đa năng Blue Light để triệt tiêu tận gốc nguyên nhân gây nám từ bên trong. Công đoạn chiếu ánh sáng tiêu độc tố rất hữu hiệu đối với các loại nám do chức năng gan và thận hoạt động yếu.
Màu xanh của công nghệ Blue Light lại rất hữu hiệu đối với những loại nám do căng thẳng, áp lực về mặt tinh thần. Màu sắc đặc biệt này với bước sóng phù hợp sẽ làm dịu thần kinh, giúp ngủ ngon và kiểm soát, khống chế việc hình thành chân nám từ bên trong.
Xử lý nám bên ngoài bằng dòng sản phẩm đặc trị Peterthomas Roth:
Bộ sản phẩm đặc trị Peterthomas Roth của Mỹ với các thành phần kojic acid, azelaic acid , vitamin C, AHA... sẽ loại bỏ các vết thâm nám trên bề mặt da và tái tạo tế bào da mới vừa hình thành. Đây được xem là công nghệ đặc trị nám hiệu quả mà rất an toàn vì không gây lột tẩy hay đau rát như các phương pháp truyền thống. Công đoạn này sẽ kích thích sự tăng trưởng của tế bào, tẩy sạch các lớp tế bào chết dưới da đồng thời xóa tan các vết thâm nám lâu năm một cách hiệu quả! Ngoài ra, với thành phần chiết xuất từ thảo dược gồm: cam thảo, dâu tằm, dây thường xuân sẽ làm sáng dần sắc tố da và ngăn chặn lớp melanin (nguyên nhân gây nám).
Để tái tạo lại làn da mới, phương pháp " Trị Nám An Toàn" bổ sung thêm công đoạn cung cấp oxy nguyên chất nồng độ 99% thông qua hệ thống máy Oxyjet Leo. Oxy nguyên chất sẽ kích thích quá trình sản sinh các tế bào da mới, đồng thời bổ sung độ ẩm và chất dinh dưỡng cho da khiến làn da nhanh chóng phục hồi và sẵn sàng đương đầu với những ánh nắng chói chang nhất của mùa hè.
Khoảng 90% phụ nữ trong độ tuổi từ 40 trở đi bị nám da. Thời gian gần đây, nhiều phụ nữ ở tuổi 30 cũng đã bắt đầu bị nám mặt. Điều quan trọng là cần hiểu nguyên nhân gây nám để từ đó biết cách phòng tránh.
Một số nguyên nhân chính
- Do yếu tố nội tiết
Khi có thai trong những tháng đầu hầu hết chị em đều bị nám ít nhiều, cho đến sau khi sinh vài tháng thì nám mặt sẽ giảm hoặc biến mất. Khi có kinh nguyệt, vùng da mặt bị nám thường sậm màu hơn. Sử dụng một số thuốc ngừa thai kéo dài nhiều năm liên tục cũng dễ bị nám.
- Do ánh nắng
Tầng ôzôn của khí quyển có tác dụng ngăn chặn tia tử ngoại chiếu xuống trái đất. Tuy nhiên tầng ôzôn có thể bị phá hủy bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó chất CFC dùng trong kỹ thuật làm lạnh là thủ phạm chính. Việt Nam là một khu vực nhiệt đới nên da rất dễ bị nám do tiếp xúc nhiều với nắng.
- Do mỹ phẩm
Một số mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem trang điểm, dầu thơm... có thể gây nám vì các mỹ phẩm có chất dễ làm cho da mặt bị "bắt nắng". Một số mỹ phẩm khác có công dụng lột da cũng làm cho da bị mỏng đi, nhạy cảm với môi trường và dễ bị sạm da hơn.
- Thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi trường như bụi khói, dầu mỡ, hắc ín, than đá...
- Do dược phẩm
Một số thuốc khi sử dụng có thể gây cảm ứng với ánh nắng như Tetracyline, Sulfamid, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid, chống dị ứng Phenergan, thuốc an thần Chlopromazin.
- Do bị bệnh ngoài da ở vùng mặt
Như bệnh eczema, viêm da do tiếp xúc, bệnh zona, luput đỏ... Sau khi điều trị khỏi, thường dễ để lại vết thâm kéo dài.
- Do yếu tố tâm lý
Lo âu, buồn rầu, mất ngủ, stress cũng dễ bị nám mặt.
Phòng ngừa và chữa trị
- Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với ánh nắng. Khi ra ngoài nắng đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, bôi kem chống nắng chỉ số SPF từ 15 trở lên.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nhất là các mỹ phẩm có nhiều hóa chất, nhiều chất thơm, chất lột da, chất tẩy da, càng lột da mạnh thì sau này mức độ nám sẽ càng phát triển nhanh, mạnh hơn.
- Dùng dược phẩm cần thận trọng và nên theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu đang dùng thuốc ngừa thai và thấy da mặt bị sạm thì nên đổi loại thuốc ngừa thai khác hoặc dùng phương pháp tránh thai khác thay thế.
- Không nên quá lo lắng, suy nghĩ nhiều, tránh stress, cần ngủ đủ mỗi ngày 7-8 giờ.
- Tuyệt đối không dùng kem trị có chất corticoid bán ngoài chợ hoặc tới một số thẩm mỹ viện không đủ chức năng. Bôi kem hoặc thuốc có chất corticoid có thể giúp nám mờ nhanh nhưng sau đó nám sẽ mau chóng xuất hiện trở lại nhiều hơn và dễ gây tác dụng phụ do corticoid như nổi mụn nhiều, da bị nhờn, bị đỏ, ngứa ngáy, rất khó chịu...
Sử dụng thuốc trị nám
- Dùng vitamin C liều cao từ 1g mỗi ngày dưới dạng chích, uống, giúp giảm quá trình tạo ra nám.
- Sử dụng chất L.Cysteine có gốc SH, có thể giúp ích trong việc làm giảm nám.
- Bôi thuốc hoặc mỹ phẩm trị nám có chứa chất vitamin C, apbutin, acid kojic, acid azelaic.
Nói chung, việc chữa trị nám thường không dễ dàng, nhất là đối với người lớn tuổi, hoặc bị nám lâu hoặc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng. Cần có sự kiên nhẫn và nên có sự thăm khám, hợp tác với các bác sĩ chuyên khoa da liễu trước khi lựa chọn và áp dụng phương pháp chữa trị như thế nào.

Vitamin cho da sạm, da nám và tàn nhang

Vitamin là gì?
Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà tế bào của con người và động vật không thể tự tổng hợp được (Trừ vitamin D), chỉ được bổ sung từ thức ăn. Với một lượng nhỏ, vitamin rất cần thiết cho một số phản ứng chuyển hóa giúp duy trì sự sống và phát triển bình thường của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin sẽ gây nên một số bệnh lý đặc hiệu ...

 Ví dụ như việc thiếu hụt vitamin D sẽ dẫn đến tình trạng còi xương và chậm lớn ở trẻ nhwd sdỏ và loãng xương ở người già.... Trong một số tình trạng bệnh lý, việc bổ sung một số vitamin sẽ tạo nên những hiệu quả rất tốt. Mỗi thức ăn sẽ cung cấp những loại vitamin khác nhau. Trường hợp bị nám da, sạm da, tàn nhang những vitamin sau (bổ sung thông qua thức ăn) sẽ có tác dụng rất tốt
1. Vitamin A (Retinol).
  • Vai trò: Kích thích biệt hóa tế bào biểu mô, sinh tiết nhày, ức chế sự sừng hóa tế bào biểu mô. Ngoài ra, vitamin A còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời.... Với những tác dụng này, vitamin A có tác dụng xóa các vết nhăn, vết nám rất hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu vitamin A hoặc tiền vitamine A(Betacaroten): gan động vật, gấc, cà chua.... ( nên uống vitamin A sau bữa ăn).
2. Vitamin E ( Tocoferol).
  • Vai trò: Ngăn cản sự tạo thành gốc tự do, làm vững bền màng tế bào đặc biệt khi có mặt vitamin C... Vitamin E  làm da sáng và mịn màng hơn...
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Các loại dầu thực vật, giá đỗ, đậu tương...
3. Vitamin C (Acid Ascorbic )
  • Vai trò: Là một chất chống oxy hóa rất tốt, tham gia tổng hợp sợi Collagen ở da, làm bền vững thành mạch máu.... Vitamin C chính là một chất giúp  da căng mịn và ít nếp nhăn...
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Bưởi, chanh, cam....
4.Vitamin K (Phytonadion).
  • Vai trò: Tổng hợp các yếu tố đông máu do vậy vitamin K có vai trò rất lớn trong việc giảm các vết thâm quầng trên mắt...
  • Thực phẩm giàu vitamin K: Xà lách, dầu thực vật....
Dược sĩ Vũ Như Long
5 vitamin cho da sạm nám
Muốn làm đẹp da và giảm đi những sạm nám đáng ghét, bạn có thể ăn trái cây hoặc rau củ. Bạn cũng có thể uống viên đa vitamin mỗi ngày.
Nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên dùng cả kem dưỡng chứa vitamin trực tiếp lên da bởi cơ thể bạn chỉ chuyển tải một phần lượng vitamin hấp thụ được lên da. Dưới đây là 5 loại vitamin mà bạn nên bổ sung để làn da luôn sáng, khỏe.
Vitamin A: Loại chất chống lão hóa tốt nhất. Chất chiết xuất vitamin A có tên gọi retinoid.
Vitamin A giúp giảm các vết nhăn, xóa mờ các vết nám nâu và giúp làn da mịn hơn. Tiến sĩ Doris Day, trợ giảng tại Trung tâm Y dược trường Đại học New York cho biết: “Có hơn 700 nghiên cứu cho thấy vitamin A khiến làn da trẻ khỏe hơn”.
Bổ sung: Gan, thịt, cá, rau quả chứa carotene… Để hấp thụ vitamin A cần ăn thêm bơ và váng sữa.
Vitamin B3: Tăng cường độ ẩm trên da giúp giảm các vết mẩn đỏ. Trên các sản phẩm dưỡng da, vitamin B3 có tên gọi là niacinamide.
Vitamin B3 được chứng minh là tăng cường sự sản xuất ceramide và axit béo, bảo vệ da. Khi lớp màng bảo vệ da tốt hơn, thì da có khản năng hút ẩm và đẩy chất thải trên da tốt hơn. Chính vì thế B3 là một chất vô cùng tốt, đặc biệt là với làn da khô và nhạy cảm.
Vitamin B3 còn giúp ngăn chặn sự di chuyển của chất nhờn vào các tế bào da, vì thế hạn chế các vết nám đen trên da.
Vitamin C: Chất chống lão hóa toàn diện.
Vitamin C được xem là chất chống các gốc tự do trên tế bào, là nguyên nhân của các vết nhăn, da nhão và những hiện tượng lão hóa da khác. Vitamin C giúp làn da chắc khỏe và mịn màng, giảm các vết nám. Trong một nghiên cứu, các phụ nữ chữa da bị cháy nắng với vitamin C trong vòng 6 tháng cho thấy các cải thiện rất đáng kể trong làn da như da sáng hơn, chắc khỏe hơn. Dù công hiệu của vitamin A và C nghe có vẻ giống nhau, nhưng thực chất bạn nên dùng cả 2 loại bởi làn da lão hóa theo những chiều hướng khác nhau và bạn cần phải dùng nhiều dạng vitamin hỗ trợ.
Bổ sung: Quả lựu, chanh, cam bưởi, rau cần tây, tỏi…
Vitamin E: Giúp chữa trị da khô và chống tác hại của tia UV.
Vitamin E giảm hiện tượng da khô bằng cách giúp da duy trì độ ẩm.
Vitamin E cũng có thể giúp da điều hòa những tác hại do các gốc tự do trong tế bào gây ra. Trong một nghiên cứu cho thấy vitamin E có tác dụng phục hồi những tác hại trên da do tiếp xúc với khói thuốc lá.
Vitamin E còn giúp da bớt nổi đỏ, thô ráp và khô.
Bổ sung: Dầu thực vật, rau quả…
Vitamin K: Cho đôi mắt trẻ và sáng.
Vitamin K giúp xóa mờ quầng thâm dưới mắt. Các mao mạch dễ vỡ làm máu thoát ra dưới da là một nguyên nhân gây mắt thâm quần, và vitamin K (aka phytonadione) sẽ giúp giảm hiện tượng này bằng cách kiểm soát sự đông máu. Một nghiên cứu cho thấy dùng kem chứa vitamin K và A liên tục trong vòng 4 tháng đã giúp quầng thâm trên da giảm đi.
Bổ sung: Dầu thực vật, xà lách, hành, cần tây, thì là…

Các cơ sở làm đẹp, trung tâm thẩm mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp như bôi kem, đốt laser… nhưng hiệu quả trị nám, tàn nhang không cao. Gần đây, nhiều viện thẩm mỹ, spa quảng cáo rầm rộ “công nghệ phun vitamin thảo dược” trị nám là hiện đại và an toàn. Có thật vậy không?

“Tiêm hay bôi đều có những cơ chế chuyển hoá riêng. Nếu tiêm trực tiếp vào chỗ nám, tàn nhang, thuốc không thể chuyển hoá ngay mà phải đi vào các bộ phận cơ thể, vào máu rồi mới tác dụng lên da. Ngay cả bôi thuốc, phun qua da cũng cần có thời gian, bởi da có hàng rào ngăn cản. Đối với thuốc làm đẹp thì công nghệ phun, bôi hay tiêm qua da chưa có nhiều nghiên cứu để xem cái nào hiệu quả hơn. Không như thuốc tránh thai thì tiêm hay dán đều hiệu quả như nhau”, BS Sáu nói rõ hơn.

Như chúng ta đã biết, nám da biểu hiện là tình trạng da tăng các sắc tố melanin ở trên da. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này có thể do ánh nắng mặt trời,do sự lão hóa, do nội tiết tố, do việc sử dụng thuốc, mỹ phẩm không hợp lý…
Biện pháp đầu tiên là dùng kem chống nắng khi đi ra ngoài trời hoặc làm việc ngoài trời. Bạn hãy chọn cho mình một loại kem chống nắng thích hợp. Một số lưu ý khi chọn kem chống nắng. Bên cạnh một số đặc điểm riêng, ví dụ kem chống nắng dành cho da hay bị dị ứng với kem chống nắng…thì bạn cần quan tâm đến chỉ số SPF, chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da bạn càng tốt ví dụ bạn đi tắm biển thì nên chọn SPF30 trở nên,một số kem chống nắng còn phối hợp thêm PA+,PA++ sẽ có tác dụng rất tốt … Bạn nên dùng kem chống nắng 30 phút trước khi bạn đi ra ngoài trời, sau đó cứ 2-3 giờ bạn sẽ lặp lại một lần nếu bạn vẫn ở ngoài trời…
Dùng một lòng trắng trứng gà, 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, ă quả chanh vắt lấy nước cốt. Trộn đều các cho vào hũ thủy tinh đậy kín cất vào tủ lạnh. Mỗi lần dùng chỉ sử dụng 2 muỗng cà phê dung dịch đã pha trộn, dùng bông gòn thoa đều trên mặt, đặc biệt thoa đều hơn ở quầng mắt. Vitamin trong chanh, mật ong và nhiều vitamin khác trong trứng gà, mật ong sẽ giúp bạn hô biến làn da trở nên mềm mại và sạch mụn và xóa sạch vầng thâm quầng ở mắt (nếu có). Lưu ý, trước và sau khi xoa dung dịch hãy rửa bằng nước ấm và mỗi tuần chỉ làm 3 lần thôi bạn nhé!
Vitamin C và sự lão hóa   
"Nghe nói việc ăn trái cây giúp ta lâu già vì trái cây có nhiều vitamin C. Điều đó có đúng không? Vai trò của vitamin C trong việc ngăn chặn sự lão hóa như thế nào?".
Đúng là trái cây rất tốt cho sức khỏe. Trong trái cây, ngoài vitamin C ra còn có rất nhiều vitamin khác và chất đạm thực vật dễ tiêu hóa, ít gây hại cho sức khỏe hơn thịt lợn, thịt bò.
Người thiếu vitamin C có thể bị bệnh Scorbut (một bệnh gây sốt nhẹ, thiếu máu, chảy máu ở lợi, rối loạn tiêu hóa, suy kiệt, có thể dẫn đến tử vong). Ngày xưa, bệnh này thường xảy ra ở các thủy thủ sống một thời gian dài trên biển, không ăn rau quả.
Năm 1928, Szent Goryi đã tìm ra vitamin C từ rau cải. Phát hiện của ông đã được giải Nobel năm 1937. Cơ thể con người không thể tổng hợp được vitamin C cũng như một số vitamin cần thiết khác. Do đó, con người cần dùng thức ăn có nhiều vitamin C. Nhu cầu về vitamin C hằng ngày của người khỏe mạnh hoàn toàn là 60-100 mg. Nhu cầu này gia tăng ở phụ nữ mang thai, người cho con bú, sau phẫu thuật, đang dưỡng bệnh hay vận động cơ thể nhiều.
Ngày nay, tình trạng thiếu vitamin C vẫn còn xảy ra do cách ăn uống chưa hợp lý. Việc nấu nướng thức ăn quá lâu, dùng nhiều các thực phẩm đóng hộp... có thể gây thiếu hụt vitamin C. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá và uống rượu làm gia tăng nhu cầu về vitamin C mỗi ngày. Ở một số người, dinh dưỡng kém, rối loạn về hấp thụ ở ruột cũng gây ra thiếu vitamin C mạn tính. Việc bổ sung vitamin C thường xuyên bằng cách ăn trái cây hoặc uống thuốc sẽ khiến tình trạng sức khỏe được cải thiện rõ rệt (về thể chất cũng như về tâm lý).
Vitamin cũng có tác dụng chống ôxy hóa. Nó tham dự vào rất nhiều phản ứng biến dưỡng của tế bào cơ thể. Lượng vitamin C dự trữ ở máu và ở các tế bào giảm dần khi già. Nhiều người băn khoăn về việc có thể làm chậm sự lão hóa bằng cách bắt đầu dùng nhiều vitamin C từ một lứa tuổi nào đó không? Câu hỏi này đến nay chưa có giải đáp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vitamin C có khả năng:
- Kích thích chức năng miễn dịch của cơ thể, làm mạnh thêm các thuốc tiêm phòng, nhất là thuốc phòng cảm cúm. Được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng kéo dài như herpes, zona, viêm nhiễm đường hô hấp ở người có cơ địa dị ứng.
- Làm lành sẹo nhanh, có hiệu quả tốt trong sự biến dưỡng sụn ở các người có bệnh về sụn khớp.
- Phòng ngừa bệnh xơ mỡ động mạch bằng cách làm giảm chất mỡ, triglycerid và cholesterol trong máu.
- Bảo vệ cơ thể, làm giảm độc ở người uống rượu hay hút thuốc.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp và làm chậm cảm giác mệt mỏi khi vận động, chơi thể thao.
Một số nhà khoa học còn cho rằng vitamin C có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư, nhất là ung thư dạ dày.
Vitamin C được thải ra nhanh theo đường tiểu, do đó nếu dùng nhiều cũng không sợ bị quá liều

14- Vitamin E và sự lão hóa   
"Tôi mới 45 tuổi mà da bị nhăn nhiều, trông già hơn tuổi. Một vài người bạn khuyên nên uống vitamin E. Vitamin E có thể làm trẻ trung được không? Tôi rất ngại uống thuốc, thay vì uống vitamin E tôi có thể ăn các thức ăn nào?".
Vitamin E nằm trong nhóm thuốc điều trị để nhằm ngăn chặn sự ôxy hóa các gốc tự do trong cơ thể (bên cạnh vitamin C, selen...). Hiện tượng ôxy hóa các gốc tự do trong cơ thể có thể đưa đến nhiều bệnh về tim, tiêu hóa, não... và làm cho người già đi nhanh, nhất là ở da.
Các gốc tự do tấn công vào những yếu tố cấu thành màng tế bào, đặc biệt là các chất mỡ tạo thành màng tế bào, các axit nhân tế bào. Hệ thống bảo vệ cơ thể sẽ chống lại hiện tượng này. Tuy nhiên, sự chống lại của cơ thể ngày càng yếu đi. Việc uống rượu, hút thuốc và tia tử ngoại làm cơ thể phóng thích nhiều gốc tự do hơn. Vì vậy, cần dùng thêm các chất chống ôxy hóa từ bên ngoài.
Vitamin E được chiết xuất từ dầu của lúa mì lần đầu tiên năm 1936. Nó cũng có trong một số chất như gan bê, chuối, táo, đào, lúa mì, hạt ngô, tiêu, trứng.... Tuy nhiên, các thức ăn nhiều vitamin E nhất là hạt lúa mì và dầu thực vật. Liều dùng mỗi ngày là 5-12 mg cho người lớn (nam nữ bằng nhau).
Ngoài việc ngăn chặn tác dụng có hại của các gốc tự do, vitamin E còn có tác dụng giống như aspirine, ngăn chặn sự kết dính tiểu cầu, giúp giảm nguy cơ tắc mạch ở người bị bệnh tim mạch. Nhiều người nghĩ vitamin E có thể thúc đẩy sự phát triển tinh trùng ở nam giới, nhất là ở người lớn tuổi. Nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác nhận điều này.
Tóm lại, cơ chế ngăn ngừa sự lão hóa của vitamin E là làm chậm sự ôxy hóa các chất quan trọng của cơ thể và giảm bớt sự kết dính của các tiểu cầu trong mạch máu. Trường hợp cụ thể của bạn có thể dùng sinh tố E. Nếu ngại uống thuốc, bạn có thể dùng các thực phẩm kể trên.
Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời đối với da
"Xin bác sĩ cho biết ánh nắng mặt trời có hại hay có lợi cho da?".
Những người thiếu vitamin D (không nhiều) cần phơi nắng. Nhưng với đa số, ánh nắng mặt trời rất có hại vì làm da nhanh bị lão hóa, có thể đưa đến bệnh ung thư da về sau. Cần thận trọng khi nghỉ ngơi hay làm việc ngoài nắng để tránh các tác dụng có hại.
Ánh nắng trực tiếp chiếu vào da sẽ gây tác hại tối đa vào mùa hè, vào giữa trưa. Ở vùng càng cao (so với mực nước biển), ảnh hưởng này càng lớn. Ánh sáng mặt trời có thể làm da sậm màu ngay cả khi trời có nhiều mây. Không chỉ ánh nắng chiếu trực tiếp mà ngay cả ánh phản chiếu của tia tử ngoại ở mặt đất, trên cát, trên nước, trên cỏ hay ngay cả    dụng của các tia tử ngoại (UV) lên da là không giống nhau:
- UVA làm cho da sạm lại. Nó xuyên qua biểu bì và 20% đến được vùng bì.
- UVB gây ra bệnh cảm do nắng. Nó bị chặn lại ở tầng sừng, 20% đến niêm mạc và 10% đến các gai bì. Chính 10% này tham dự vào việc tạo các nếp nhăn.
* Các tác hại của tia tử ngoại với cấu trúc da:
- Ở vị trí phân tử: Do tác dụng quang hóa, một số phân tử các chất bị phân hủy, phóng thích gốc tự do.
- Ở vị trí tế bào: Cấu trúc xoắn của ADN bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự tổng hợp của tế bào.
- Ở bề mặt da và các nếp nhăn: Sau khi bị nắng làm đỏ lên, các nếp nhăn trở nên nhiều hơn, rộng hơn và sâu hơn.
Tóm lại, đối với người Việt Nam, ánh nắng mặt trời có hại cho da, cho sức khỏe nhiều hơn có lợi. Do đó, nên hạn chế việc phơi mình dưới nắng và cần có biện pháp bảo vệ khi làm việc liên tục ngoài nắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét