Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT THẾ GIỚI.


10 TRUYỆN NGẮN SIÊU NGẮN HAY NHẤT THẾ GIỚI.


Chuyên mục: Chuyện đời quanh ta
1. Mười đô la tồi tệ
Một nhà kinh doanh trung niên đem vợ sang Paris. Sau khi đi khắp thành phố mua sắm, ông xin với vợ cho một ngày xả hơi.
Vừa thoát khỏi mụ vợ già, ông đến ngay quán rượu và cuối cùng vớ được một ả gái điếm xinh đẹp. Ả đòi năm chục còn ông thì trả mười. Thế là không thỏa thuận được.
Tối hôm đó ông đưa vợ đến một hiệu ăn sang trọng và ở đó ông thấy ả gái điếm xinh đẹp ban chiều ngồi bên chiếc bàn gần cửa.
“Thấy chưa, quý ông” - ả nói, lúc vợ chồng ông đi ngang qua - Xem ông kiếm được thứ như thế nào với mười đô la tồi tệ của ông?


2. Bớt 5 đô la
Cảnh sát điều tra về cái chết bí ẩn của một nhà kinh doanh cỡ lớn, ông ta nhẩy từ cửa sổ văn phòng của ông ta trên tầng 11 xuống. Cô thứ ký dáng thùy mị nết na của ông ta khai:
“Sau tuần thứ nhất, tôi được tăng lương 20 đô la. Cuối tuần thứ 2, ông ấy cho tôi tấm áo dạ hội rất đẹp. Cuối tuần thứ 3, ông ấy cho tôi một khăn choàng bằng lông chồn tuyệt mỹ. Thế rồi chiều hôm đó, ông gọi tôi vào phòng giấy và hỏi tôi có chịu làm tình với ông không. Tôi bảo tôi bằng lòng và nói thêm rằng, vì ông rất tốt với tôi, nên ông chỉ cần trả tôi 5 đô la, mặc dù tôi tính tiền cho mọi đàn ông khác trong văn phòng là 10 đô la. Đúng lúc ấy ông nhẩy ra ngoài cửa sổ”.
3. Ông nói về ai?

Luật sư bào chữa nói về bị cáo, thân chủ của mình:
- Trước mặt quý tòa là một người cao thượng, có giáo dục, trung thực, tỉnh táo...
Bị cáo ngắt lời luật sư và nói với tòa:
- Thưa tòa, ông luật sư này thật không tốt. Tôi thuê ông ấy để ông ấy bênh vực tôi, vậy mà từ nãy ông ấy lại toàn nói về ai đó khác.
4. Mỗi tháng 2 lần
Chồng đặt báo xuống, nhìn vợ nói: “Anh đọc thấy ở Braxin, phụ nữ trả nam giới bảy đô la mỗi lần nam giới nằm với họ. Cái lợi ấy ta chẳng nên bỏ qua. Anh sẽ đi chuyến tàu biển gần nhất”!
Vợ kêu lên: “Em đi với anh”
- Anh cần em làm gì kia chứ? – chồng phản đối
Vợ cãi: “Em muốn xem anh sống thế nào với 14 đô la mỗi tháng”
5. Theo trí nhớ
Grace và Mary học cùng một trường. Cặp đôi này vừa có một kỳ nghỉ hè hết sức thú vị tại một miền quê. Tại đó họ còn làm quen với một họa sỹ tài ba cũng đang đi vẽ cảnh nông thôn. Ít lâu sau, trở về thành phố, họ nhận được nhận lời mời của ông họa sỹ này đến xem cuộc trưng bày tranh của ông ta.
Lúc họ đến gần một bức tranh khỏa thân vẽ hết sức táo bạo. Grace không thể không nhận thấy cô gái trong tranh giống hệt cô bạn gái Mary của mình.
- Mary, cậu hổn hển- Bức tranh này giống hệt em, chẳng lẽ em lại làm mẫu khỏa thân cho ông ấy?
- Tất nhiên là không – Mary đỏ mặt lắp bắp- hẳn là ông ấy vẽ bức tranh dựa theo trí nhớ.
6. Bất lịch sự
Sau cuộc đi săn, huân tước Duffingham về nhà có phần hơi sớm hơn thường lệ và thấy phu nhân Duffingham đang trong tư thế tội lỗi cùng với người bạn thân nhất của huân thức là Ngài Archbald Carpley.
Huân tước Duffingham đứng sững lại ở giữa cửa phòng ngủ, lớn tiếng quát mắng vợ về sự không chung thủy. Giọng gầm thét, ông nhắc lại cho vợ nghe là ông đã cứu bà ra khỏi cuộc sống thảm hại trong khu phố lầm than của thành phố London, đem đến cho bà kẻ hầu người hạ, áo quần và đồ trang sức đắt tiền như thế nào....
Vì phu nhân Duffingham khóc như mưa như gió, ngài huân tước bèn chuyển cơn giận giữ sang người đàn ông mà ông vẫn đinh ninh là bạn: “Còn ông nữa, Carpley, ít nhất ông cũng có thể ngừng lại trong khi tôi đang nói chứ”!
7. Quán tính
Ba giờ sáng, hai vợ chồng nhà nọ đang ngủ. Bỗng bà vợ ngủ mê kêu ré lên:
- Chết rồi, chồng em về!
Ông chồng tỉnh ngay dậy, quơ vội quần áo nhảy ra cửa sổ...
8. Mấy lần?
Trong lúc xem triển lãm gia súc trong một chợ quê cùng chồng, bà vợ kênh kiệu hỏi một trong những người nuôi bò đực là mỗi tuần họ cho bò của họ làm cái chức năng giống đực của chúng mấy lần:
- Khoảng 4-5 lần, người chủ bò trả lời.

Quay sang nhìn chồng có vẻ khỉnh bỉ bà nói: “Anh thấy chưa, bốn hoặc năm lần chưa phải đã là nhiều nếu so với những con loại xuất sắc”

Hiểu ra là mình đã góp thêm vào cái thói dằn vặt chồng của người phụ nữ kia, người nuôi bò đực vội nói: “Tất nhiên là không bao giờ chúng tôi đưa cùng một con bò cái vào 2 lần liền”
9. Gậy ông đập lưng ông
Lúc chồng đi làm, cậu con trai lên bốn nói với mẹ: “Lúc mẹ đi vắng, bố đưa chị sen lên gác và...”
Mẹ cậu ngăn lại, bảo: “Để tối, lúc bồ về con hãy kể nốt”
Trong bữa ăn tối hôm đó, bà ta nói: “Bobby, bây gờ con có thể kể nốt câu chuyện”
Vâng, bố đưa chị sên lên gác và làm giống như mẹ làm với bác Charlic lúc bố đi câu cá ấy”

10. Con gái vâng lời

Mẹ cô dâu có một số quan điểm cổ hủ về hôn nhân, và bà truyện dạy cho con gái:
- Đừng bao giờ để chồng con nhìn thấy con hoàn toàn khỏa thân- bà khuyên- bao giờ con cũng phải mang một thứ gì đó trên người.
- Vâng thưa mẹ - cô gái vâng lời đáp.

Sau khi cưới hai tuần, cô gái cùng chồng sắp sửa lên giường thì anh chồng hỏi: “Em yêu, trong gia đình em có ai bị tâm thần không đấy?”
- Theo em biết thì không – cô gái trả lời- tại sao anh lại hỏi như vậy?
- Có đấy- anh chồng đáp- Chúng mình cưới nhau đã được hai tuần lễ vậy mà đêm nào em cũng đội cái mũ tồi tệ ấy lúc nằm trên giường.

ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NIỀM TIN



ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA NIỀM TIN
Nhiều năm về trước ở Elkhart, có hai anh em nọ được một trường học thuê làm công việc nhóm lửa lò sưởi trong các phòng học vào mỗi buổi sáng.
 
Một buổi sáng lạnh kẽo, sau khi đã chất củi vào lò, hai cậu bé lấy dầu hỏa rưới lên củi và bật lửa. Bỗng nhiên một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả tòa nhà cũ kỹ. Vụ hỏa họan đã cướp đi sinh mạng của người anh và làm bõng nghiêm trọng đôi chân của người em trai. Nguyên nhân của vụ hỏa họan là do hai cậu bé đã lấy nhầm thùng đựng xăng gần đấy.
Bác sĩ khuyên nên phẫu thuật căt bỏ đôi chân của cậu bé. Cha mẹ em chóang váng. Họ đã mất một đức con trai, giờ đây, đứa còn lại cũng có khả năng bị tàn phế. Nhưng họ không mất niềm tin. Họ xin bác sĩ hõan lại cuộc phẩu thuật. Suốt hai tháng liền, họ cùng các bác sĩ cố làm hết sức để cứu chữa đôi chân của cậu bé. Trong suốt thời gian đó, họ truyền cho cậu bé niềm rằng sẽ có ngày em đi lại được.
Các bác sĩ đã không cắt bỏ đôi chân của em. Tuy nhiên chân phải của em teo lại, co rút lên cao, còn các ngón chân trái gần như bị cháy mất hết cả. Dẫu đau nhức, cậu bé vẫn quyết tâm phải tập luyện mỗi ngày. Cuối cùng em cũng chập chững được vài bước đi đau đớn.
Nhiều năm sau, dù hồi phục chậm, nhưng cậu trai trẻ ấy cũng bắt đầu tự đi bằng đôi chân của mình mà không cần chống nạng. Một vài năm sau nữa, cậu lại có thể chạy bộ trong sự khâm phục của nhiều người.
Chàng trai có quyết tâm mãnh liệt ấy vẫn cứ chạy,chạy mãi, và đôi chân tưởng chừng phải cắt bỏ nàgy trứơc đã giúp anh lập kỷ lục điền kinh thế giới. Anh được biết đến như là " nguời nhanh nhất thế giới " và được tôn vinh vận động viên điền kinh của thế kỷ tại quãng trường Madison.
Tên anh là Glenn Cunningham.




HÀNH ĐỘNG VÀ Ý ĐỊNH HÀNH ĐỘNG VÀ Ý ĐỊNH


HÀNH ĐỘNG VÀ Ý ĐỊNH
Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều...

 

Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dày lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giày lẫn vớ.
Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.
Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.
Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ "Chào buổi sáng" hay "Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?". Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào.
Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình... cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giày. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giày và một đôi vớ.
Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa nó cho một người lớn kèm lời chú thích: "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả".
Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giày và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.
Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi.